
Oscar Wilde
(1854 - 1900) là thi sĩ, nhà soạn kịch người Ireland, tác giả tiểu thuyết Bức chân dung của Dorian Gray.

Pierre Reverdy
(1889 - 1960) Nhà thơ theo chủ nghĩa siêu thực người Pháp.

Publilius Syrus
(Thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên) - Người viết châm ngôn Latin.

Rabindranath Tagore
(1861 - 1941) Nhà thơ, triết gia Bà La Môn, nhạc sĩ và nhà dân tộc chủ nghĩa người Ấn Độ, được trao Giải Nobel Văn học năm 1913, là người châu Á đầu tiên đoạt giải Nobel.

Rainer Maria Rilke
(1875 - 1926) Nhà thơ Áo viết bằng tiếng Đức, một trong những nhà thơ lớn nhất của thế kỷ 20.

Ray Bradbury
(1920 - 2012) Nhà văn, nhà viết kịch bản phim người Mỹ chuyên về văn học kỳ ảo, khoa học viễn tưởng, kinh dị và bí ẩn.

Richard Francis Burton
(1821 - 1890) Nhà thám hiểm, nhà địa lý, nhà văn, nhà thơ, dịch giả, nhà ngôn ngữ học, quân nhân và nhà ngoại giao người Anh.

Roald Dahl
(1916 - 1990) Tiểu thuyết gia, nhà văn truyện ngắn, nhà thơ, nhà soạn kịch, và phi công chiến đấu người Anh, được biết đến với các tác phẩm thiếu nhi như "Charlie và nhà máy kẹo Sô cô la", "Matilda"...

Robert A Heinlein
(1907 – 1988) Nhà văn khoa học viễn tưởng Mỹ, một trong những tác giả nổi tiếng nhất, có ảnh hưởng nhất, và cũng gây nhiều tranh cãi nhất trong thể loại này.

Robert Creeley
(1926 - 2005) Nhà thơ Mỹ, tác giả của hơn sáu mươi cuốn sách.

Robert Frost
(1874 - 1963) Nhà thơ Mỹ bốn lần đoạt giải Pulitzer, được vinh danh là Thi Bá của tiểu bang Vermont.

Robert Lowell
(1917 - 1977) Nhà thơ Mỹ, được coi là người sáng lập nên trường phái "thơ xưng tội".

Robert Southey
(1774 – 1843) Nhà thơ thuộc trường phái Lãng mạn, sử gia, người viết tiểu sử, viết luận người Anh, tác giả truyện thiếu nhi "Goldilocks và Ba chú gấu".

Robertson Davies
(1913 - 1995) - Nhà tiểu thuyết gia, nhà soạn kịch, nhà phê bình văn học, nhà báo và giáo sư người Canada.

Rudyard Kipling
(1865 – 1936) Nhà văn, nhà thơ, nhà báo người Anh đoạt giải Nobel Văn học năm 1907.

Samuel Beckett
(1906 – 1989) Nhà văn, nhà viết kịch Ireland đoạt giải Nobel Văn học năm 1969.

Samuel Johnson
(1709 - 1784) Nhà thơ, nhà văn tiểu luận, nhà luân lí học, nhà phê bình văn học, tổng biên tập, người viết tiểu sử và từ điển có nhiều đóng góp cho nền văn học Anh.

Sinclair Lewis
(1885 – 1951) Tiểu thuyết gia, nhà văn truyện ngắn và nhà soạn kịch người Mỹ, đoạt giải Nobel Văn học năm 1930.

Sophocles
(497/6 trước Công nguyên - 407/6 trước Công nguyên) Nhà soạn kịch Hy Lạp, một trong ba nhà bi kịch Hy Lạp có kịch bảo tồn được cho tới ngày nay.

Stefan Zweig
( – ) Tiểu thuyết gia, nhà báo, người viết tiểu sử và nhà soạn kịch người Áo, nổi tiếng thế giới trong những thập niên 1920 và 1930.

T. S. Eliot
(1888 - 1965) Nhà thơ, nhà viết kịch, nhà phê bình văn học người Anh gốc Hoa Kỳ đạt giải Nobel Văn học năm 1948.

Tillie Olsen
(1912 – 2007) Nhà văn Mỹ, một trong những người thuộc thế hệ đầu tiên theo phong trào đòi quyền bình đẳng cho phụ nữ.

Tolkien
(1892 – 1973) Nhà văn, thi sĩ, triết gia và giảng viên đại học người Anh, được biết tới nhiều nhất là tác giả của các tiểu thuyết Người Hobbit và Chúa nhẫn.

Theodor Mommsen
(1817 - 1903) Nhà sử học, nhà văn Đức đoạt giải Nobel Văn học năm 1902.

Thomas Hardy
(1840 – 1928) Nhà thơ và nhà tiểu thuyết người Anh, tác giả cuốn "Xa đám đông điên loạn".

Ugo Betti
(1892 - 1953) Nhà soạn kịch người Ý với chủ đề thường về bản chất của cái ác, cũng như về sự chuộc tội.

Umberto Eco
(1932 - 2016) Tiểu thuyết gia, nhà phê bình văn học, triết gia, nhà ký hiệu học người Ý.

Victor Hugo
(1802 - 1885) - Nhà thơ, nhà văn, nhà soạn kịch thuộc Chủ nghĩa Lãng mạn người Pháp.