(*) An Thái: Ngôi làng thuộc thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định. Làng có nghề dệt lụa và nghề làm bún song thần.
(*) Bình Định: Một tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ, hàng trăm năm trước từng là cái nôi của võ cổ truyền Việt Nam.
(*) Cầu Ba Lai: Cầu qua sông Ba Lai, thuộc địa phận huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre.
(*) Rạch Miễu: Cầu dây văng nối liền hai tỉnh Tiền Giang và Bến Tre. Bờ bắc của cầu là thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, bờ nam là huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre, cách thành phố Bến Tre 10 km.
(*) Gò Găng: Làng thuộc xã Thuận Chính, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định, có nghề làm nón ngựa thường được gọi là nón Gò Găng.
(*) Núi Đá Bia: Tên chữ là Thạch Bi Sơn, dân gian gọi là Núi Ông, là ngọn núi cao nhất trong khối núi Đại Lãnh thuộc dãy núi Đèo Cả, hiện ở xã Hòa Xuân Nam, huyện Đông Hòa, phía Nam tỉnh Phú Yên. Núi nổi tiếng vì tảng đá bia khổng lồ cao khoảng 80 m trên đỉnh núi mà cách xa vẫn có thể nhìn thấy. Tương truyền vào năm 1471, khi thân chinh cầm quân tấn công Chămpa, Lê Thánh Tông dừng tại chân núi, cho quân lính trèo lên khắc tên, ghi rõ cương vực Đại Việt (Việt Nam ngày nay) tại nơi này. Vì thế, núi được gọi là núi Đá Bia.
(*) Núi Sơn Chà: Một núi nhỏ, cây cối thưa và thấp, nằm trong đồng bằng Sông Cái, thuộc xã An Ninh Tây, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên.
(*) Sông Bờ: Còn gọi sông Đà, là phụ lưu lớn nhất của sông Hồng, bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, chảy theo hướng tây bắc - đông nam, tới Việt Nam chảy qua các tỉnh Tây Bắc là Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, nhập với sông Hồng ở "ngã ba sông" (Việt Trì, Phú Thọ).
(*) Sông Gâm: Sông Gâm, còn gọi là sông Gầm, là một phụ lưu của sông Lô bắt nguồn từ Quảng Tây, Trung Quốc chảy vào miền Bắc Việt Nam. Sông Gâm đổ vào sông Lô ở làng Cửa Sông, xã Tân Long, huyện Yên Sơn, cách 10 km về phía bắc thành phố Tuyên Quang.
(*) Sông Mã: Sông Mã là một con sông của Việt Nam và Lào có chiều dài 512 km, chủ yếu chảy giữa vùng rừng núi và trung du. Phù sa sông Mã là nguồn chủ yếu tạo nên đồng bằng Thanh Hóa lớn thứ ba ở Việt Nam.
(*) Sông Thao: Dòng chính của sông Hồng, bắt nguồn từ Nguy Sơn, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, vào Việt Nam ở tỉnh Lào Cai, chảy đến ngã ba Hạc ở Việt Trì, tỉnh Phú Thọ thì hợp lưu với sông Đà và sông Lô. Tại Việt Nam, sông chảy qua các tỉnh Lào Cai, Yên Bái và Phú Thọ.