(*) An Thái: Ngôi làng thuộc thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định. Làng có nghề dệt lụa và nghề làm bún song thần.
(*) An Vinh: Ngôi làng thuộc thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định. Cùng với làng An thái dùng chung dòng nước sông Côn, trai giỏi võ nghệ, gái xinh đẹp đảm đang, được phản ánh qua câu thành ngữ: Trai An Thái, gái An Vinh.
(*) Ba Vát: Một làng thuộc xã Phước Mỹ Trung, huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre.
(*) Ba Xanh: Là đoạn đường đèo vượt qua dãy Bồ Bồ từ huyện Yên Thành lên huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An.
(*) Bình Định: Một tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ, hàng trăm năm trước từng là cái nôi của võ cổ truyền Việt Nam.
(*) Bồ Địch: Ngôi làng thuộc huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định, là nơi sản xuất nhiều chiếu cói và mành tre.
(*) Chợ Giã: Nằm ở thôn Xuân Phu, xã An Ninh Tây, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên.
(*) Đầm Ô Loan: Đầm nước lợ thuộc huyện Tuy An, nằm chính giữa và thuộc địa phận các xã An Cư, An Hiệp, An Hòa, An Hải, An Ninh, An Thạch, thị trấn Chí Thạnh. Đầm rộng khoảng 1.200 ha. Đứng trên đèo Quán Cau nhìn xuống, Ô Loan giống như con phượng đang xòe cánh, còn trên bản đồ, Ô Loan giống như con thiên nga đang thong thả bay. Nơi đây có món đặc sản là sò huyết.
(*) Ba Dội: Tức đèo Tam Điệp, tổ hợp đèo trên núi Tam Điệp ở ranh giới tỉnh Ninh Bình và Thanh Hóa, Việt Nam. Đèo Ba Dội là tên Nôm của đèo Tam Điệp, xuất hiện trong thơ Hồ Xuân Hương, trong tiếng Việt cổ có nghĩa là ba đợt, ba lớp.
(*) Giếng Vuông: Ngôi làng thuộc huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định, là nơi sản xuất nhiều chiếu cói và mành tre.
(*) Long Thủy: Ngôi làng nằm sát biển có tên cũ là Mỹ Á, trước thuộc xã An Phú, huyện Tuy An, nay thuộc thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Làng nổi tiếng có dừa xiêm uống nước rất ngọt, mát. Vườn dừa Long Thuỷ rợp bóng mát, quanh năm che phủ cả thôn.
(*) Núi A Man: Ngọn núi cao thuộc xã An Thạch, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, có nhiều khe dốc, nơi có chùa cổ Châu Lâm Tự.
(*) Hòn Gió: Một ngọn núi nằm ở xã An Lĩnh, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên.
(*) Đập Đá: Sông Đập Đá, một nhánh của sông Kôn, chảy qua địa phận Bình Định.
(*) Trống thu không: Tiếng chiêng, trống báo hiệu vào lúc gần tối để đóng cửa thành hay cửa chùa.