(*) An Nhơn: Thị xã nằm phía đông tỉnh Bình Định, là vùng đồng bằng do phù sa của các sông Đập Đá, Tây An, Gò Chàm, An Trường... bồi đắp.
(*) An Phú: Làng An Phú Hạ, thuộc xã Thanh Đồng, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, là nơi có gạo nếp thơm ngon, nổi tiếng.
(*) An Thái: Ngôi làng thuộc thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định. Làng có nghề dệt lụa và nghề làm bún song thần.
(*) Anh Sơn: Phủ Anh Sơn cũ, nay là huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An, nơi có truyền thống hát phường vải.
(*) Ba Đồn: Ba Đồn nằm sát bờ sông Gianh, nay là thị trấn của huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.
(*) Ba Xanh: Là đoạn đường đèo vượt qua dãy Bồ Bồ từ huyện Yên Thành lên huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An.
(*) Bãi Ngao: Tên địa danh thuộc xã An Hiệp, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Có tên như vậy vì ở đây rất nhiều nghêu sò, đặc biệt là sò huyết.
(*) Phương Mai: Bán đảo nhỏ nằm phía đông Thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Nơi đây hội tụ nhiều danh lam thắng đẹp, với địa hình là một vùng núi thấp có nhiều ngọn nhấp nhô, trông xa xa như đầu một con rồng. Tận cùng phía nam của bán đảo là một lưỡi nhọn có hình dạng mũi mác với nhiều hốc đá hiểm trở cũng là nơi chim Yến thường kéo về làm tổ, sinh sôi và nảy nở.
(*) Bát bịt: Chén bát sứ có bịt một vành hợp kim nhỏ màu đồng sáng nơi miệng, xưa chỉ gia đình quyền quý mới có.
(*) Trường Thi: Bến đò gần Trường Thi thuộc thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định, xưa kia là nơi đưa đón các sĩ tử và khách qua lại.
(*) Biện Thượng: Một làng cổ thuộc huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá, đời Đồng Khánh vì kị huý đổi là Bồng Sơn. Làng có nhà và mộ Trịnh Kiểm, là người mở đầu sự nghiệp nắm quyền của họ Trịnh thời Hậu Lê.
(*) Bình Định: Một tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ, hàng trăm năm trước từng là cái nôi của võ cổ truyền Việt Nam.
(*) Cây Dừng: Một làng dân tộc thuộc xã Phú Mỡ, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên. Cây Dừng có nhiều con suối đá chất chồng lồi lõm quanh co, mùa mưa trở ngại cho việc đi lai.
(*) Thôn Cổ Lũy: Nằm cách trung tâm TP Quảng Ngãi khoảng 10km về hướng Đông, thuộc Nghĩa Phú, Tư Nghĩa, Quảng Ngãi. Cổ Lũy cô thôn nổi tiếng gắn liền với địa danh núi và sông Phú Thọ. Hai địa danh này là thắng cảnh đã nổi tiếng từ xa xưa với quần thể đá Granit nhiều hình dáng, ngọn núi thấp cùng bóng dừa bao quanh đổ bóng xuống dòng sông phẳng lặng như một bức tranh sơn thủy hữu tình.
(*) An Hành: Chợ An Hành thuộc huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định.
(*) Chợ Ba Đồn: Chợ Ba Đồn thuộc huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, là một trong những chợ cổ nhất của tỉnh này, bề dày lịch sử hàng mấy thế kỷ, xuất hiện từ ngày có ba cái đồn do quân Trịnh lập nên. Ban đầu, cho là nơi quân lính đến gặp gỡ vui chơi, trao đổi mua bán, nhiều khi cũng là dịp để thao binh, luyện tướng…. Thân nhân của nhiều binh lính từ đất Bắc cũng lội suối, băng đèo tìm đến Ba Đồn để gặp gỡ, thăm nuôi chồng con, anh em. Từ một chợ nhỏ của một vùng quê, chợ dần dần đã biến thành một chợ lớn nổi tiếng khắp dải đất miền Trung. Chợ Ba Đồn hàng hóa phong phú và đa dạng, xưa mỗi tháng họp ba phiên vào các ngày mùng sáu, mười sáu, hai sáu âm lịch và chỉ họp một ngày thì tan; nay chợ có sáu phiên vào các ngày 1, 11, 21 và 6, 16, 26 âm lịch.
(*) Chợ Dã: Chợ nằm ở xã An Ninh Tây, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên.
(*) Chợ Gành: Thuộc thôn Phú Tân, xã An Cư, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Chợ họp chín phiên vào những ngày âm lịch có số 3, 7 và 10, tháng thiếu phiên họp ngày 29.
(*) Chợ Giã: Nằm ở thôn Xuân Phu, xã An Ninh Tây, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên.
(*) Chợ Kỳ Lộ: Thuộc xã Xuân Quang 2, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên. Chợ nằm sát đường số 6 đi từ La Hai đến Phú Mỡ, họp mỗi tháng chín phiên, là trung tâm giao lưu trao đổi thổ sản giữa miền núi, đồng bằng và duyên hải.
(*) Ông Đá: Còn gọi là chùa Nhạn Sơn, thuộc thôn Nhạn Tháp, xã Nhơn Hậu, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định, cách thành phố Quy Nhơn 23km về phía Tây Bắc. Dân địa phương thường hay gọi là chùa ông Đỏ ông Đen, vì trong chùa có hai pho tượng đá lớn, một sơn đen, một sơn đỏ, là tác phẩm điêu khắc Chăm thế kỷ XIII.
(*) Thập Tháp: Chùa Thập Tháp Di Đà là ngôi tổ đình danh tiếng vào bậc nhất ở miền Trung, do Thiền sư Nguyên Thiều lập vào thế kỷ 17. Chùa tọa lạc ở phường Nhơn Thành, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định. Năm 1683, chùa đã dùng gạch đá của 10 ngôi tháp đổ dựng lên ngôi chùa. Chùa đã được Bộ Văn hóa công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia.
(*) Cân: Đảo Hòn Cân thuộc vùng biển Tuy Phước, tỉnh Bình Định.
(*) Cỏ: Đảo Hòn Cỏ thuộc vùng biển Tuy Phước, tỉnh Bình Định.
(*) Đầm Ô Loan: Đầm nước lợ thuộc huyện Tuy An, nằm chính giữa và thuộc địa phận các xã An Cư, An Hiệp, An Hòa, An Hải, An Ninh, An Thạch, thị trấn Chí Thạnh. Đầm rộng khoảng 1.200 ha. Đứng trên đèo Quán Cau nhìn xuống, Ô Loan giống như con phượng đang xòe cánh, còn trên bản đồ, Ô Loan giống như con thiên nga đang thong thả bay. Nơi đây có món đặc sản là sò huyết.
(*) Đập Đá: Phường Đập Đá thuộc thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định, nằm bên bờ sông Đập Đá (một nhánh của sông Kôn). Cái tên bắt nguồn do xưa kia đây là vùng sông nước với sông Kôn, sông Đập Đá và nhiều nhánh chằng chịt. Cư dân phải đắp đập bổi để canh tác, gọi là đập Thạch Yển, sau là đập Thạch Đề tức Đập Đá vì chỗ này sông rộng, có bến đá ong nổi tự nhiên rất đẹp.
(*) Đập Đồng Cam: Thượng nguồn Sông Ba, Đà Rằng đầu thế kỷ XX có xây dựng đập Đồng Cam. Đây là một công trình quy mô, lấy nước Sông Ba tưới cho hai vạn hecta đồng lúa Tuy Hòa.
(*) An Khê: Con đèo núi dài và nguy hiểm nhất trên tuyến quốc lộ 19, nằm trên vùng ranh giới huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Xưa là vùng Tây Sơn thượng đạo, nơi Nguyễn Huệ dấy binh khởi nghĩa phù Lê diệt Trịnh.
(*) Xuân Đài: Hoặc Sơn Đài, tên một ngọn đèo nay thuộc xã Xuân Thọ 2, Thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên, là ranh giới tự nhiên giữa xã An Dân (huyện Tuy An) và xã Xuân Thọ (huyện Sông Cầu) trước đây.
(*) Định Quang: Địa danh nay là một thôn thuộc xã Vĩnh Quang, huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định.
(*) Đồng Bạch: Thuộc xã Quỳnh Bá, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An
(*) Đồng Cào Cào: Thuộc thôn Phước Hậu, xã An Hiệp, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, có đất đai xấu, sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn, ngày trước sản phẩm chính là bắp. Người ta dùng "đá đập" đập vỡ các hạt bắp, sàng dừng thành những mảnh nhỏ bằng hạt gạo, nấu chung với gạo, gọi là cơm bắp.
(*) Đồng Cọ: Là một vùng trũng ở xã Hòa Thịnh, huyện Tây Hòa, một thời đường sá đi lại lầy lội quanh năm. Mùa đông mưa gió lê thê, mưa dai dẳng từ ngày này sang ngày khác, gọi là mưa Đồng Cọ.
(*) Đồng Dài: Địa danh nay thuộc huyện Đồng Xuân, một huyện miền núi Tây Bắc của tỉnh Phú Yên.
(*) Gành Rồng: Một mũi đá nằm trong vịnh Vân Phong, thuộc thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.
(*) Gò Găng: Làng thuộc xã Thuận Chính, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định, có nghề làm nón ngựa thường được gọi là nón Gò Găng.
(*) Giồng Trôm: Huyện thuộc tỉnh Bến Tre, nơi đồng ruộng phì nhiêu, là vựa thóc của tỉnh Bến Tre.
(*) Hòn Yến: Hòn Yến Tên một đảo đá cao nằm ngoài khơi xã An Hòa, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Ngày xưa nơi đây có rất nhiều chim yến đến làm tổ, nên có tên gọi như vậy. Hiện nay Hòn Yến được xem là một thắng cảnh độc đáo của Phú Yên.
(*) Hương Cần: làng thuộc xã Hương Toàn, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Quýt Hương Cần thơm ngon nổi tiếng, ngày xưa từng là đặc sản tiến vua.
(*) Kẻ Yến: Làng Hồng Yến thuộc xã Hồng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.
(*) Khánh Hòa: Một tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam. Khánh Hòa có bờ biển dài hơn 200 km và gần 200 hòn đảo lớn nhỏ cùng nhiều vịnh biển đẹp như Vân Phong, Nha Trang, Cam Ranh... Với khí hậu ôn hòa, thiên nhiên nhiều cảnh đẹp, và có nhiều di tích lịch sử văn hóa, Khánh Hòa đã trở thành một trong những trung tâm du lịch lớn của Việt Nam.
(*) Lê Thái Tổ: Tên thật là Lê Lợi, là vị hoàng đế đầu tiên của triều Hậu Lê. Ông khởi xướng khởi nghĩa Lam Sơn, tự xương là Bình Định Vương, chiến đấu chống lại sự xâm chiếm của quân đội nhà Minh từ năm 1418 cho đến lúc đánh đuổi hoàn toàn quân Minh ra khỏi Đại Việt vào năm 1428. Ông được coi là vị vua huyền thoại của Đại Việt không chỉ bởi tài năng quân sự, mà còn bởi tài cai trị, đã lãnh đạo người dân Đại Việt xây dựng và tái thiết lại một đất nước điêu tàn khi bị quân đội nhà Minh phá hủy mọi thứ.
(*) Long Thủy: Ngôi làng nằm sát biển có tên cũ là Mỹ Á, trước thuộc xã An Phú, huyện Tuy An, nay thuộc thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Làng nổi tiếng có dừa xiêm uống nước rất ngọt, mát. Vườn dừa Long Thuỷ rợp bóng mát, quanh năm che phủ cả thôn.
(*) Ma Liên: Một làng biển thuộc thôn Mỹ Quang, xã An Chấn, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Tại đây có Chợ Ma Liên, nay là chợ Mỹ Quang. Chợ họp hàng tháng vào các ngày mùng 1, 11, 21 và mùng 6, 16, 26 âm lịch. Tương truyền xưa thường hay có ma trà trộn vào chợ.
(*) Nam Đàn: Huyện thuộc tỉnh Nghệ An, là nơi sản xuất tương ngon nổi tiếng.
(*) Núi A Man: Ngọn núi cao thuộc xã An Thạch, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, có nhiều khe dốc, nơi có chùa cổ Châu Lâm Tự.
(*) Núi Đá Bia: Tên chữ là Thạch Bi Sơn, dân gian gọi là Núi Ông, là ngọn núi cao nhất trong khối núi Đại Lãnh thuộc dãy núi Đèo Cả, hiện ở xã Hòa Xuân Nam, huyện Đông Hòa, phía Nam tỉnh Phú Yên. Núi nổi tiếng vì tảng đá bia khổng lồ cao khoảng 80 m trên đỉnh núi mà cách xa vẫn có thể nhìn thấy. Tương truyền vào năm 1471, khi thân chinh cầm quân tấn công Chămpa, Lê Thánh Tông dừng tại chân núi, cho quân lính trèo lên khắc tên, ghi rõ cương vực Đại Việt (Việt Nam ngày nay) tại nơi này. Vì thế, núi được gọi là núi Đá Bia.
(*) Hòn Bình: Một ngọn núi ở đèo An Khê nhìn về phía Đông, được gọi là núi ông Bình (chỉ Nguyễn Huệ, cách gọi khác đi để che mắt nhà Nguyễn). Đứng trên ngọn núi cao này, nghĩa quân có thể quan sát đến tận vùng hạ đạo, bờ biển Quy Nhơn.
(*) Hòn Gió: Một ngọn núi nằm ở xã An Lĩnh, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên.
(*) Lam Sơn: Còn gọi là núi Chàm, thuộc xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Đây là nơi Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa chống quân Minh.
(*) Núi Mò O: Núi thuộc thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định.
(*) Nguyễn Huệ: Quang Trung Hoàng đế hay Bắc Bình Vương hoặc Tây Sơn Thái Tổ, tên thật là Nguyễn Huệ, sau đổi tên là Nguyễn Quang Bình, là vị hoàng đế thứ hai của Nhà Tây Sơn, sau khi Thái Đức Hoàng đế Nguyễn Nhạc thoái vị và nhường ngôi cho ông. Quang Trung không những là một trong những vị tướng lĩnh quân sự xuất sắc mà còn là nhà cai trị tài giỏi, đưa ra nhiều cải cách kinh tế, xã hội nổi bật trong lịch sử Việt Nam.
(*) Ô Châu: Người xưa quan niệm Ô châu ác địa (Ô châu là đất dữ, đất độc). Người miền Trung cũng hay dùng lối nói “Đồ Ô châu ác địa” để chỉ người dữ, người ác.
(*) Phú Đa: Làng thuộc huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định.
(*) Phú Mỡ: Một xã vùng núi thuộc huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
(*) Phú Yên: Một tỉnh ven biển thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam, có đồng bằng Tuy Hòa, được xem là vựa lúa của miền Trung.
(*) Phương Danh: Một ngôi làng thuộc thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định.
(*) Sông Con: Con sông chảy qua địa phận xã Định Hải, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
(*) Đập Đá: Sông Đập Đá, một nhánh của sông Kôn, chảy qua địa phận Bình Định.
(*) Sông Hinh: Một phụ lưu cấp 1 phía hữu ngạn của sông Đà Rằng. Sông chảy qua huyện M'Drăk, tỉnh Đắk Lắk và huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên.
(*) Sông Trà Khúc: Con sông lớn nhất ở tỉnh Quảng Ngãi, phát nguồn từ núi Đắc Tơ Rôn với đỉnh cao 2.350 m do hợp nước của bốn con sông lớn là sông Rhe, sông Xà Lò (Selo), sông Rinh (Drinh), sông Tang (Ong).
(*) Suối Cối: Một thôn thuộc xã Xuân Quang 1, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên. Sản phẩm chính là thuốc lá và mía.
(*) Tam Quan: Một thị trấn thuộc huyện Hoài Nhơn tỉnh Bình Định. Thị trấn nằm ở phía Bắc Hoài Nhơn, là trung tâm kinh tế, văn hoá phía Bắc Hoài Nhơn. Tam Quan đặc trưng với rừng dừa bạt ngàn, với các đặc sản như mè xửng, bánh trán nước dừa, bún...
(*) Thọ Vức: Một thôn thuộc xã Hòa Kiến, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Tên xưa là Thanh Vực, sau đổi là Thọ Vực và quen gọi Thọ Vức. Đây là vùng cận sơn, gần giáp chân núi đường qua huyện Tuy An lên huyện Sơn Hòa.
(*) Truông Dài: Địa danh nay thuộc địa phận xã Bình Tân, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định.
(*) Vĩnh Thạch: Một huyện nằm ở phía Tây tỉnh Bình Định.
(*) An Dân: Một xã thuộc huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên.
(*) Xuân Thọ: Một xã thuộc Thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên.
(*) Đăng: Xóm ven biển nay thuộc xã An Ninh Đông, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Đây là làng chài chuyên sống bằng nghề đánh bắt thủy hải sản. Đời sống dân chúng khá giả, nhiều gia đình giàu có.