Maria Antonia Josepha Johanna von Habsburg-Lothringen, được biết đến nhiều hơn với cái tên Marie Antoinette, sinh ngày tại Vienne – thủ đô nước Áo, mất ngày tại Paris. Bà là công chúa của hoàng tộc Áo, công chúa hoàng gia của Hungari và xứ Bohême, công nương của thái tử và sau này là hoàng hậu của nước Pháp và Tây Ban Nha ( từ năm 1774 đến năm 1793). Bà kết hôn với Louis XVI của dòng họ Bourbon, vua của nước Pháp. Bà là em gái của Joseph II và Léopold II của Áo.
Trong lịch sử Pháp, hoàng hậu Marie Antoinette - hoàng hậu trẻ đẹp của triều đình Pháp thế kỷ 18 - thường được xem như một tội đồ phản quốc và phải chịu chung số phận với chồng (vua Louis XVI) khi chết dưới lưỡi đao máy chém ở độ tuổi 37.
Vụ xử tử vua Louis XVI cùng hoàng hậu Marie xảy ra vào những năm đầy biến động của cuộc đại cách mạng Pháp. Với việc xử tử này, nước Pháp đã thoát khỏi đêm trường trung cổ của chế độ phong kiến, bước sang chế độ tư bản.
Các sử gia và luật gia đã tốn khá nhiều giấy mực để viết về những vụ án nổi tiếng trên thế giới. Cho đến nay, người ta đã có thể lên danh sách 51 vụ án có tầm cỡ làm thay đổi tiến trình nhân loại. Trong một cuốn sách của NXB Văn hóa - Thông tin mới ấn hành gần đây, dẫu rất vắn tắt cũng đã dành tới 9 trang để đề cập tới về vụ án này.
Rất nhiều tư liệu lịch sử và văn học đã mô tả cuộc sống ăn chơi xa hoa và trụy lạc của cặp vợ chồng vua Louis và hoàng hậu Marie Antoinette. Vốn là vị vua bất tài, nổi tiếng đần độn, hầu hết thời gian của nhà vua dành cho việc vui chơi săn bắn, tiệc tùng.
Việc chi tiêu cho cuộc sống hoang dâm vô độ của nhà vua đã ngốn một khoản ngân sách khá lớn, khiến quốc khố ngày càng thiếu hụt. Nhà vua sẵn sàng lấy 4 tỉ quan (tiền Pháp) trong ngân khố quốc gia chi tiêu cho việc làm đẹp lòng một quý bà.
Số tiền đó nhiều gấp 2 lần chi phí cho việc nước Pháp tham gia cuộc chiến tranh ở Bắc Mỹ. Để thỏa mãn thú săn bắn, Louis XVI đã nuôi tới 1.600 con ngựa, mấy nghìn con chó và phải tuyển 1.400 người để chuyên chăm sóc đàn ngựa khổng lồ đó.
Mỗi lần vua đi săn, không ít người dân vô tội đã mất mạng do không tránh kịp cơn lốc của đàn ngựa chiến và đàn chó săn. Khi dự tiệchoặc đi săn bắn nhà vua luôn tỏ ra hăng say, nhưng mỗi khi thiết triều thì ông ta lại ngồi đờ ra như kẻ ngơ ngẩn, mất hồn.
Dưới con mắt người dân lao động Pháp, cung đình dưới triều Louis XVI là nơi tạo ra tội ác, là nguồn gốc của sự hủ hóa, là sào huyệt của bạo chúa. Bởi vậy mà họ đã coi nhà vua là kẻ thù không đội trời chung.
Đêm trường trung cổ dưới triều vua Louis XVI đã đến đỉnh điểm của sự thối nát và một cuộc cách mạng tất yếu phải xảy ra. Cuộc đại cách mạng tư sản Pháp đã phá tan nhà ngục Bastille, công bố bản “Tuyên ngôn Nhân quyền”, lôi vua Louis XVI cùng với hoàng hậu Marie Antoinette ra xử trảm. Đó là một việc hi hữu trong lịch sử, bởi quyền lực nhà vua vốn là tuyệt đối và ngai vua là bất khả xâm phạm.
Trong dòng chảy xiết của cách mạng, ngày 26/12/1792, Tòa án cách mạng được thành lập để xét xử vua Louis XVI. Có nhiều ý kiến khác nhau về việc xét xử con người ở ngôi vị cao nhất đất nước này, song cuối cùng tòa vẫn phán quyết xử tử hình nhà vua.
Ropespierere - một lãnh tụ của cách mạng Pháp tuyên bố: “Louis XVI cần phải chết, vì nước Cộng hòa cần phải sống”. Còn quần chúng cách mạng thì cho rằng, muốn cứu Tổ quốc và đảm bảo hạnh phúc của nhân dân, phải chặt đầu tên bạo chúa Louis XVI.
Những ngày chờ phán quyết của Tòa án cách mạng, vua Louis XVI bị giam cùng với hoàng hậu và 2 người con của họ tại tòa thành Danpur. Có 13 người hầu phục vụ cho họ. Vua Louis XVI bị cấm không được mang các đồ trang sức khi đi dạo, cấm không cung cấp dao cạo râu để đề phòng ông ta tự sát.
Những ngày này, nhà vua và hoàng hậu mới có thì giờ để dạy dỗ cho Louis Charles - con trai và Marie Treysi - con gái của họ.
Tận đến khi lưỡi dao tử thần đã kề cổ, vua Louis XVI vẫn một mực khẳng định mình vô tội. Song những chứng cứ do 4 chuyên viên đặc biệt của Quốc dân đại hội tiến hành điều tra đã phơi bày bộ mặt phản quốc của nhà vua.
Việc Louis XVI ngang nhiên không phê chuẩn bản Tuyên ngôn nhân quyền - giấy khai tử của chế độ cũ và giấy khai sinh chế độ mới là một bằng chứng hùng hồn buộc ông ta vào tội chống lại nhân dân. Ngoài ra là các bằng chứng về việc cầu cứu quân đội nước ngoài và tổ chức đàn áp phong trào của quần chúng; bằng chứng về việc để lộ kế hoạch tác chiến khiến quân Pháp thất bại trong chiến tranh với áo và Phổ... đã khép nhà vua vào tội phản quốc.
Có rất nhiều sử liệu về cuộc chạy trốn không thành của Louis XVI và hoàng hậu Marie Antoinette vào tháng 6/1791. Dưới sự tác động của các phần tử chống cách mạng đang lưu vong ở nước ngoài, Louis XVI cùng hoàng hậu Marie và gia quyến cải trang lén lút chạy trốn sang Koblenz (Nga) để câu kết với các thế lực phong kiến châu Âu cùng ra sức dập tắt cách mạng Pháp.
Người ta cũng đã tìm thấy trong tủ tường bí mật của hoàng cung bản kế hoạch ngăn cản việc sản xuất các mặt hàng quân nhu cùng với các thư từ của Louis XVI viết cho bọn quý tộc Pháp chạy trốn ra nước ngoài với nội dung “mời” quân đội áo - Phổ tấn công nước Pháp. Vua Louis XVI bị xét xử theo biện pháp gọi tên lấy biểu quyết. Qua 2 ngày 3 đêm, đa số trong số 639 đại biểu đã quyết định xử tử nhà vua.
Ngày 21/1/1793, bản án đối với Louis XVI được thi hành. Sách “Thế giới 5000 năm” đã ghi chép việc thi hành án đối với Louis XVI như sau:
“Ngày 21/1/1793 là ngày Quốc vương Pháp lên đoạn đầu đài. Hôm đó trời mưa như trút nước, 3.000 lính vũ trang canh gác, Louis XVI được xe ngựa chở từ nhà tù ra, đi đúng hai tiếng đến quảng trường Cách mạng Paris.
Nhân dân thành phố đứng vây kín quảng trường chứng kiến tên quốc vương phản quốc chống cách mạng đền tội. Louis XVI thất thểu xuống xe, từng bước một lên thềm đoạn đầu đài. Một linh mục đã đứng sẵn ở đó.
Louis XVI quỳ sụp xuống trước mặt linh mục, cầu nguyện lần cuối cùng. Vị linh mục một tay làm dấu thánh trước ngực, một tay xoa đầu Louis chậm rãi nói: “Con trai của thánh tông đồ Louis lên gặp Chúa đi!”. Những người hành hình lập tức trói tay Louis XVI đưa lên đoạn đầu đài.
Ba người chấp sự đặt Louis XVI vào đoạn đầu đài, rồi mở máy chém. 10 giờ 10 phút, lưỡi dao rơi phập xuống, tên vua phong kiến luôn tác oai tác quái đầu đã lìa khỏi xác trong tiếng hô vang dậy của nhân dân: “Quốc dân muôn năm!”.
Sau khi đã xử tử tên vua phản quốc, ngày 14 và 15/10/1793 tòa án cách mạng cũng xét xử hoàng hậu Marie Antoinette về tội phản quốc. Marie Antoinette là con gái Hoàng đế nước Áo Francis và Hoàng hậu Marie Trexia, vốn nổi tiếng nhan sắc, thích hưởng lạc và lẳng lơ, ham mê quyền lực.
Bà ta ỷ vào nhan sắc, dòng dõi quyền quý và thế lực của hoàng gia thả sức tác oai tác quái. Cũng giống như chồng, hoàng hậu cũng tùy tiện sử dụng quốc khố để chi cho cá nhân, thậm chí còn thậm thụt chuyển tiền về cho vua cha.
Nàng cũng sẵn sàng lấy hàng ngàn, hàng vạn đồng tiền trong kho của nhà nước ban thưởng cho người nào đó được bà yêu quý. Ngày ngày bà chìm đắm trong các cuộc hoan lạc, tiệc rượu và phòng hoa. Các nhân chứng và các tài liệu lưu trữ đều khẳng định hoàng hậu Marie Antoinette với vai trò của một tên gián điệp đã chuyển toàn bộ kế hoạch tác chiến của nước Pháp cho Hoàng đế nước Áo, khiến quân Pháp bại trận.
Thêm vào đó, hoàng hậu chính là người trợ giúp đắc lực nhà vua chống lại tư tưởng tự do và tổ chức các cuộc trấn áp phong trào cách mạng của quần chúng, âm mưu gây ra một cuộc nội chiến, tổ chức cuộc chạy trốn ra nước ngoài, gây nên nạn đói năm 1789. Ngoài ra, hoàng hậu Marie Antoinette còn phạm tội không chung thủy. Khi Louis say đắm trong vòng tay của những người đàn bà khác thì hoàng hậu cũng thỏa thuê đắm đuối trong những cuộc chung đụng với những người đàn ông khác.
Hoàng hậu Marie Antoinette bị giam giữ tại một nhà tù khắc nghiệt nhất nằm trên đảo Saite trên bờ sông Saina. Phiên tòa xử Marie diễn ra rất nhanh chóng. Trong tác phẩm “51 vụ án làm thay đổi thế giới”, vụ xét xử Marie Antoinette được phản ánh như sau: Các nhân chứng đã chứng minh vương hậu đồng mưu với nước Áo để chống lại nước Pháp, đã từng tổ chức các phong trào trấn áp cách mạng.
Với tất cả những tội lỗi đã gây nên, hoàng hậu Marie Antoinette bị tòa án cách mạng tuyên phạt tử hình. Khi phiên tòa sắp sửa kết thúc, Marie Antoinette đứng dậy xin nói lời thanh minh cuối cùng. Bà nói, là vợ của Louis XVI, bà không thể không phục tùng chồng mình.
Lời biện hộ này không có hiệu quả gì đối với bồi thẩm đoàn. Phán quyết được đưa ra rất nhanh, chỉ trong vòng một giờ đồng hồ trên cơ sở của hai điều tố cáo: thứ nhất, Marie Antoinette đã từng cung cấp tiền và tin tức tình báo cho nước Áo; thứ hai, bà đã từng âm mưu phát động một cuộc nội chiến ở Pháp.
Những ngày cuối cùng trong cuộc đời vị hoàng hậu nước Pháp đã chấm dứt hết sức thê thảm. Trong thời gian chờ xét xử, Marie Antoinette bị biệt giam. Cùng với nỗi sợ hãi từ cái chết của vua Louis XVI, cuộc sống khắc nghiệt trong tù tàn phá nhan sắc, tinh thần và dáng vóc của người đàn bà vốn quen sống trong nhung lụa và quyền uy.
Cuộc sống tù đày đã biến hoàng hậu xinh đẹp mới 37 tuổi trở thành một bà già yếu ớt, gầy guộc, mái tóc dài óng mượt rụng gần hết và bạc trắng. Và đây là cảnh hành quyết hoàng hậu Marie Antoinette: “Người vợ góa của Louis thức dậy vào rạng sáng, bà thay một bộ váy áo toàn màu trắng. 11h, đao phủ đã đến, họ trói tay bà lại, cắt phăng đi mái tóc dài, đưa bà lên một chiếc xe không mui, vị vương hậu này từ từ bị kéo tới quảng trường cách mạng. Cuối cùng, toàn thân bà không còn chút sức lực nào, mọi người phải đưa bà ra khỏi xe và đưa lên đoạn đầu đài. Thi thể của bà được chôn trong một ngôi mộ vô danh”.
Vụ xét xử Luois XVI và Marie được coi là sự chấm hết trong cuốn phả hệ hoàng gia lâu đời tại Pháp…