
Menander (Hy Lạp: Μένανδρος, Menandros; khoảng 341/42 trước Công nguyên - 290 trước Công nguyên) là nhà soạn kịch người Hy Lạp, và là người đại diện được biết tới nhiều nhất cho thời kỳ Hài kịch mới của thành Athen. Ông là tác giả của hơn trăm vở hài kịch, và tám lần nhận giải thưởng trong cuộc thi đấu về kịch nghệ tại lễ hội Lenaia, một lễ hội hàng năm nhằm tôn vinh thần Rượu nho Dionysus.
Các vở hài kịch của ông không chỉ đem đến cho khán giả sự nghỉ ngơi ngắn khỏi hiện thực mà còn cho họ thấy một bức tranh cuộc đời đúng với hiện thực nhưng không quá chi tiết. Điều này khiến những nhà phê bình thời xa xưa đặt câu hỏi liệu cuộc đời để lại dấu ấn lên những dòng kịch của Menander hay chính ông đã có ảnh hưởng tới cuộc đời. Không giống những người đi trước như Aristophanes, hài kịch của Menander thường nói tới những nỗi sợ hãi và nhược điểm, những mối quan hệ cá nhân, gia đình và xã hội của người bình thường hơn là đời sống chính trị và công chúng. Đây là những vở kịch văn minh và tinh tế hơn, trong khi mang ít tính khôi hài và châm biếm hơn kịch trước đó.
Tuy là một trong những nhà soạn kịch nổi tiếng nhất của thời đại mình, phần lớn các tác phẩm của ông bị mất trong thời Trung Cổ, và giờ chỉ còn lại những phần nhỏ, hầu hết được phát hiện trong thế kỷ 20. Chỉ duy nhất một vở kịch, Dyskolos, là còn giữ lại được hoàn toànòa
Hy LạpView: 4313 Nguồn: www.tudiendanhngon.vn Quay lại